210-QĐ/BCSĐ - Chương II

CHƯƠNG II. BỔ NHIỆM CÁN BỘ

Quyết định 210 - QĐ/BCSĐ

Chương II. BỔ NHIỆM CÁN BỘ

Điều 4. Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ và tương đương

  1. Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý thì tập thể lãnh đạo và ban thường vụ cấp uỷ cùng cấp (hoặc cấp uỷ trong trường hợp không có ban thường vụ) (sau đây viết tắt là thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ) phải họp, thống nhất chủ trương và có văn bản trình Bộ trưởng về chủ trương bổ nhiệm (số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm) để Bộ trưởng đề nghị Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị.

  2. Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị chủ trương bổ nhiệm chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan, đơn vị.

  3. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có nghị quyết phê duyệt về chủ trương của Ban cán sự Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.

Điều 5. Quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ và tương đương đối với nguồn nhân sự tại chỗ sau khi được phê duyệt chủ trương

  1. Thực hiện quy trình 5 bước tại cơ quan, đơn vị

a) Bước 1 - Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷcùng cấp; người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tại cơ quan, đơn vị (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ.

  • - Nội dung: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn cán bộ quy hoạch, người chủ trì cùng tập thể thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình giới thiệu nhân sự; đồng thời, tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng cán bộ trong quy hoạch (gồm cả cán bộ được quy hoạch chức danh tương đương trở lên), thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo.

  • - Kết quả: (i) Đề án nhân sự (cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình giới thiệu nhân sự) được thông qua; (ii) Danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo; (iii) Kết quả trao đổi, thảo luận được ghi thành biên bản.

b) Bước 2 - Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • - Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp; trưởng phòng và tương đương của cơ quan, đơn vị.

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ.

  • - Nội dung: Căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã thông qua ở bước 1, người chủ trì trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu của cơ quan, đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

  • - Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu giới thiệu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người nào đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo Ban cán sự Đảng xem xét, chỉ đạo.

  • - Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm: Do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của cơ quan, đơn vị.

  • - Kết quả: (i) Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản (không công bố tại hội nghị này); (ii) Kết quả trao đổi, thảo luận được ghi thành biên bản.

c) Bước 3 - Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp; người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tại cơ quan, đơn vị (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ.

  • - Nội dung: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

  • - Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này). Trường hợp không có người nào đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo Ban cán sự Đảng xem xét, chỉ đạo.

Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2 thì tập thể lãnh đạo họp, thảo luận, phân tích kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt, xem xét, bỏ phiếu kín để quyết định lựa chọn nhân sự giới thiệu ở bước tiếp theo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Người được lựa chọn phải có số phiếu giới thiệu ít nhất 2/3 trở lên của tổng số người được triệu tập. Trường hợp không có người nào đạt số phiếu ít nhất 2/3 thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo Ban cán sự Đảng xem xét, chỉ đạo.

  • - Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm: do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của cơ quan, đơn vị.

  • - Kết quả: (i) Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này; (ii) Kết quả trao đổi, thảo luận được ghi thành biên bản.

d) Bước 4 - Hội nghị lãnh đạo chủ chốt (hoặc Hội nghị toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • - Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp; chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên của cơ quan, đơn vị; trưởng phòng và tương đương, phó trưởng phòng và tương đương của cơ quan, đơn vị.

Đối với cơ quan, đơn vị có dưới 30 người hoặc không có tổ chức cấu thành, thành phần tham dự gồm: toàn thể công chức (đối với cơ quan hành chính); toàn thể viên chức và người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị, có thời hạn hợp đồng từ 12 tháng trở lên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ.

  • - Nội dung: Lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3.

Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến lĩnh vực phân công công tác; công khai bản kê khai tài sản theo quy định.Hội nghị tiến hành trao đổi, thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

  • - Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm: do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của cơ quan, đơn vị.

  • - Kết quả: (i) Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này; (ii) Kết quả trao đổi, thảo luận được ghi thành biên bản.

đ) Bước 5 - Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp; người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tại cơ quan, đơn vị (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ.

  • - Nội dung: Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét (bằng văn bản) của thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp; phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) để trình Ban cán sự Đảng xem xét, quyết nghị.

Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 02 người có số phiếu ngang nhau đạt tỉ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Ban cán sự Đảng xem xét, quyết nghị.Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp ủy/cấp uỷ cùng cấp và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.

  • - Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm: Do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của cơ quan, tổ chức.

  • - Kết quả: (i) Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản; (ii) Kết quả trao đổi, thảo luận được ghi thành biên bản.

Sau khi thực hiện quy trình 5 bước, cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung sau:

(i) Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp ủy/cấp uỷ cùng cấp nghe cán bộ được đề nghị bổ nhiệm báo cáo kết quả công tác 03 năm gần nhất và chương trình hành động 05 năm tới, góp ý để cán bộ hoàn thiện và trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị xác nhận.

(ii) Hoàn thiện hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trình Bộ trưởng để Bộ trưởng đề nghị Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

  1. Căn cứ đề nghị của cơ quan, đơn vị và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ triển khai các nội dung như sau:

  • Thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ bổ nhiệm theo đúng quy định;

  • Lấy ý kiến Thanh tra Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính (trong trường hợp cần thiết) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;

  • Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ theo quy định (nếu có);

  • Phối hợp để Văn phòng Ban cán sự Đảng lấy ý kiến Đảng ủy Bộ TTTT về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;

  • Báo cáo Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị về việc bổ nhiệm cán bộ.

  1. Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị:

+ Tập thể Ban cán sự Đảng nghe hoặc phân công thành viên Ban cán sự Đảng nghe nhân sự báo cáo về kết quả công tác và chương trình hành động 5 năm tới.

+ Ban cán sự Đảng họp, trao đổi, thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết nghị về việc bổ nhiệm cán bộ.

  1. Sau khi Ban cán sự Đảng đồng ý bổ nhiệm, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Bộ TTTT ra quyết định bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

Điều 6. Quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ và tương đương đối với nguồn nhân sự từ nơi khác

  1. Trường hợp nhân sự do Ban cán sự Đảng dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm từ nguồn cán bộ ở nơi khác.

a) Sau khi Ban cán sự Đảng thống nhất về chủ trương, Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành các công việc sau:

  • Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và cấp ủy/thường vụ cấp ủy cùng cấp, nơi tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ của Ban cán sự Đảng.

  • Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và cấp ủy/thường vụ cấp ủy cùng cấp, nơi cán bộ đang công tác về dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định) (có biên bản làm việc và văn bản trao đổi ý kiến); lấy đánh giá, nhận xét của cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định.

Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

  • Thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ nhân sự

Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình Ban cán sự Đảng xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

  • Chủ trì, phối hợp, xin ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan về nhân sự dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm, cụ thể:

  • Lấy ý kiến Thanh tra Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính (trong trường hợp cần thiết) về nhân sự được đề nghị điều động và bổ nhiệm (đối với trường hợp nhân sự là công chức, viên chức của Bộ TTTT).

  • Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ theo quy định (nếu có).

  • Phối hợp để Văn phòng Ban cán sự Đảng lấy ý kiến Đảng ủy Bộ TTTT về nhân sự được đề nghị điều động/tiếp nhận, bổ nhiệm.

  • Báo cáo Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị.

b) Tập thể Ban cán sự Đảng xem xét, quyết nghị:

- Tập thể Ban cán sự Đảng nghe hoặc phân công thành viên Ban cán sự Đảng nghe nhân sự báo cáo về kết quả công tác và định hướng triển khai nhiệm vụ được dự kiến phân công thời gian tới.

- Tập thể Ban cán sự Đảng họp, xem xét, trao đổi, thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết nghị về việc điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ.

c) Sau khi Ban cán sự Đảng đồng ý bổ nhiệm, Vụ Tổ chức cán bộ hoàn tất các quy trình, thủ tục để trình Bộ trưởng Bộ TTTT ra quyết định điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

  1. Trường hợp nhân sự do cơ quan, đơn vị đề xuất điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm từ nguồn cán bộ ở nơi khác

a) Tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị thảo luận, thống nhất và có văn bản trình Bộ trưởng về chủ trương điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ theo quy định tại Điều 4 Quy định này.

b) Sau khi được phê duyệt chủ trương, căn cứ yêu cầu công tác, việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ, tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị họp, thống nhất có văn bản trình Bộ trưởng về nhân sự dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm để Bộ trưởng đề nghị Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị về dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ.

c) Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị về dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ.

d) Sau khi có nghị quyết về dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm của Ban cán sự Đảng, Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành các công việc sau:

  • Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận cán bộ.

  • Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị, nơi cán bộ đang công tác về dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định) (có biên bản làm việc và văn bản trao đổi ý kiến); lấy đánh giá, nhận xét của cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định.

Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

  • Thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ nhân sự.

Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động/tiếp nhận nhưng cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình Ban cán sự Đảng xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

  • Chủ trì, phối hợp, xin ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan về nhân sự dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm, cụ thể:

  • Lấy ý kiến Thanh tra Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính (trong trường hợp cần thiết) về nhân sự dự kiến điều động và bổ nhiệm (đối với trường hợp nhân sự là công chức, viên chức của Bộ TTTT).

  • Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ theo quy định (nếu có).

  • Phối hợp để Văn phòng Ban cán sự Đảng lấy ý kiến Đảng ủy Bộ TTTT về nhân sự dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm.

  • Báo cáo Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị.

đ) Tập thể Ban cán sự Đảng họp, xem xét, quyết nghị:

- Tập thể Ban cán sự Đảng nghe hoặc phân công thành viên Ban cán sự Đảng nghe nhân sự báo cáo về kết quả công tác và định hướng triển khai nhiệm vụ được dự kiến phân công thời gian tới.

- Tập thể Ban cán sự Đảng họp, xem xét, trao đổi, thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết nghị về việc điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ.

e) Sau khi Ban cán sự Đảng đồng ý điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm, Vụ Tổ chức cán bộ hoàn tất các quy trình, thủ tục để trình Bộ trưởng Bộ TTTT ra quyết định điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

Điều 7. Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương

  1. Căn cứ nhu cầu, trên cơ sở quy định của pháp luật về số lượng lãnh đạo, quản lý của cấp phòng, tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng (nếu có) có văn bản trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp về chủ trương bổ nhiệm (số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm) để người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp họp, xem xét, thống nhất chủ trương.

  2. Tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp họp, xem xét, thống nhất chủ trương bổ nhiệm chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị cấp phòng.

  3. Sau khi tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp thống nhất chủ trương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị lập tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng và Thứ trưởng trực tiếp phụ trách đơn vị (trừ trường hợp điều động và bổ nhiệm ngang cấp trong nội bộ cơ quan, đơn vị).

  4. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý chủ trương bổ nhiệm cán bộ, người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp trong một số trường hợp cụ thể) phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.

Điều 8. Thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương đối với nguồn nhân sự tại chỗ sau khi được phê duyệt chủ trương

  1. Thực hiện quy trình 5 bước bổ nhiệm cán bộ cấp phòng

a) Trường hợp đơn vị cấp phòng đáp ứng đồng thời các điều kiện: (i) có từ 07 công chức/viên chức và người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị, có thời hạn hợp đồng từ 12 tháng trở lên, (ii) có từ 02 lãnh đạo cấp phòng trở lên, (iii) có cấp uỷ cấp phòng.(i) Bước 1 - Hội nghị tập thể lãnh đạo cấp phòng (lần 1)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng.

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • - Nội dung, kết quả: Như Điểm a (Bước 1), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(ii) Bước 2 - Hội nghị tập thể lãnh đạo cấp phòng mở rộng

  • - Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • - Thành phần: Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng; người đứng đầu các đơn vị thuộc đơn vị cấp phòng (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • - Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm b (Bước 2), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(iii) Bước 3 - Hội nghị tập thể lãnh đạo cấp phòng (Lần 2)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng.

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • - Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm c (Bước 3), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(iv) Bước 4 - Hội nghị lãnh đạo chủ chốt (hoặc Hội nghị toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần:

  • Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng;

  • Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên cấp phòng (nếu có);

  • Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị thuộc đơn vị cấp phòng. Trường hợp đơn vị cấp phòng không có tổ chức cấu thành thì thành phần bao gồm: toàn thể công chức (đối với tổ chức hành chính); toàn thể viên chức và người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị, có thời hạn hợp đồng từ 12 tháng trở lên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • - Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm d (Bước 4), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(v) Bước 5 - Hội nghị tập thể lãnh đạo cấp phòng (Lần 3)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng.

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • - Nội dung: Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét (bằng văn bản) của thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự; tập thể lãnh đạo và cấp ủy cấp phòng thảo luận, biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

  • - Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm đ (Bước 5), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

b) Trường hợp đơn vị cấp phòng không đáp ứng điều kiện tại Điểm a, Khoản 1, Điều này.Cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ, cụ thể như sau:

(i) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (Lần 1)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có); người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Nội dung và kết quả: Như Điểm a (Bước 1), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(ii) Bước 2 - Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có); người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp và người đứng đầu các đơn vị thuộc đơn vị cấp phòng (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm b (Bước 2), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(iii) Bước 3 - Hội nghị tập thể lãnh đạo (Lần 2)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có); người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm c (Bước 3), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(iv) Bước 4 - Hội nghị lãnh đạo chủ chốt (hoặc Hội nghị toàn thể cán bộ công chức, viên chức)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần:

  • Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp;

  • Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có);

  • Người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có);

  • Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên của đơn vị cấp phòng (nếu có);

  • Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị thuộc đơn vị cấp phòng. Trường hợp đơn vị cấp phòng không có tổ chức cấu thành thì thành phần bao gồm: toàn thể công chức (đối với tổ chức hành chính); toàn thể viên chức và người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị, có thời hạn hợp đồng từ 12 tháng trở lên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

  • - Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm d (Bước 4), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(v) Bước 5 - Hội nghị tập thể lãnh đạo (Lần 3)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có); người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • - Nội dung, nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm đ (Bước 5), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

  1. Cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, đề nghị bổ nhiệm cán bộ cấp phòng

(i) Sau khi thực hiện quy trình 5 bước, đơn vị cấp phòng (hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong trường hợp cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp thực hiện quy trình) hoàn thiện hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

(ii) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ bổ nhiệm trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị để người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp họp, xem xét về việc bổ nhiệm cán bộ.

(iii) Tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp họp, xem xét, trao đổi, thảo luận, bỏ phiếu kín về việc bổ nhiệm cán bộ.

(iv) Sau khi được tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp thống nhất về việc bổ nhiệm cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo (hoặc trình Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý).

  1. Xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ TTTT về nhân sự đề nghị bổ nhiệm cán bộ cấp phòng (hoặc trình Bộ trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý)

(i) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng (kèm theo toàn bộ bản sao hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ theo quy định) để cho ý kiến chỉ đạo hoặc xem xét, quyết định.Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

(ii) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ bổ nhiệm, trình Thứ trưởng phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo trước khi trình Bộ trưởng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo (hoặc quyết định bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý).

(iii) Sau khi có ý kiến phê duyệt của Bộ trưởng (đối với trường hợp cán bộ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định bổ nhiệm theo phân cấp quản lý), Vụ Tổ chức cán bộ thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản thông báo cho cơ quan, đơn vị về việc bổ nhiệm cán bộ.

  1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp phòng theo phân cấp quản lý và báo cáo kết quả về Bộ TTTT (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, giám sát.

Điều 9. Quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương đối với nguồn nhân sự từ nơi khác

  1. Trường hợp nhân sự do tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp dự kiến điều động và bổ nhiệm từ đơn vị khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị

a) Trên cơ sở chủ trương đã được phê duyệt, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp tiến hành các công việc sau:

  • Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cấp phòng (nếu có) nơi tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động và bổ nhiệm cán bộ của tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị (có biên bản làm việc).

  • Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng (nếu có) nơi cán bộ đang công tác về dự kiến điều động và bổ nhiệm (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định) (có biên bản làm việc); lấy đánh giá, nhận xét của đơn vị cấp phòng nơi cán bộ đang công tác và hồ sơ nhân sự theo quy định.

  • Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

  • Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn và lập hồ sơ, trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp để người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp xem xét về việc điều động và bổ nhiệm cán bộ.

Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.b) Sau khi thực hiện quy trình tại Điểm a Khoản 1 Điều này:

  • Trường hợp dự kiến điều động và bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ tương đương:

+ Tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp họp, xem xét, trao đổi, thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết nghị về dự kiến điều động và bổ nhiệm cán bộ.

+ Sau khi tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp thống nhất điều động và bổ nhiệm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ theo quy định và báo cáo về Bộ TTTT (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, giám sát hoặc trình Bộ trưởng Bộ TTTT xem xét quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý.

Trường hợp cán bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm theo phân cấp quản lý: Căn cứ đề nghị của cơ quan, đơn vị và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ bổ nhiệm, trình Thứ trưởng phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo trước khi trình Bộ trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm cán bộ.

- Trường hợp dự kiến điều động và bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ cao hơn:

+ Tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp họp, xem xét, trao đổi, thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết nghị về dự kiến điều động và bổ nhiệm cán bộ.

+ Xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ TTTT về nhân sự dự kiến điều động và bổ nhiệm (hoặc trình Bộ trưởng Bộ TTTT xem xét quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý) theo các bước quy định tại Khoản 3 Điều 8 Quy định này.

+ Quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy định này.

  1. Trường hợp nhân sự do tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm từ nơi khác, ngoài cơ quan, đơn vị

a) Trên cơ sở chủ trương đã được phê duyệt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp tiến hành hoặc chỉ đạo cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành các bước như sau:

  • Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cấp phòng (nếu có) nơi tiếp nhận cán bộ về chủ trương điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ của tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị (có biên bản làm việc).

  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cấp uỷ cùng cấp (nếu có) nơi cán bộ đang công tác về dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định) (có biên bản làm việc và văn bản trao đổi ý kiến); lấy đánh giá, nhận xét của cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định.

Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

  • Trường hợp cán bộ và cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn, lập hồ sơ, trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị để đề nghị tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị xem xét, quyết nghị.

Tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị xem xét, trao đổi, thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết nghị về việc bổ nhiệm cán bộ.b) Sau khi thực hiện quy trình tại Điểm a nêu trên

  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ TTTT về nhân sự đề nghị điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm (hoặc trình Bộ trưởng xem xét, quyết định điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý) như quy định tại Khoản 3 Điều 8 Quy định này.

  • Căn cứ phân cấp quản lý cán bộ, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với cơ quan, đơn vị thực hiện thủ tục điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

  1. Trường hợp nhân sự do đơn vị cấp phòng đề xuất điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm từ nơi khác (ngoài phòng và ngoài cơ quan, đơn vị)

a) Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng (nếu có) họp, thảo luận, thống nhất và có văn bản trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp về chủ trương điều động và bổ nhiệm cán bộ theo quy định tại Điều 7 Quy định này.

b) Sau khi được phê duyệt chủ trương, căn cứ yêu cầu công tác, việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ, tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng (nếu có) họp, thống nhất và có văn bản trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp về nhân sự dự kiến điều động, bổ nhiệm để người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp xem xét, thống nhất dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ.

c) Tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp họp, xem xét, thống nhất dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ;

d) Sau khi có văn bản thống nhất dự kiến điều động/tiếp nhận và bổ nhiệm của tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị, quy trình tiếp theo thực hiện như quy định tại Khoản 1 Điều này (nếu nguồn cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị) hoặc Khoản 2 Điều này (nếu là nguồn cán bộ ngoài cơ quan, đơn vị).

Điều 10. Bổ nhiệm trong trường hợp khác

  1. Bổ nhiệm trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức

a) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của cơ quan, tổ chức mà chức vụ cán bộ đang giữ ở cơ quan, đơn vị cũ tương đương hoặc cao hơn chức vụ cán bộ dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, đơn vị mới hoặc trường hợp đổi tên cơ quan, đơn vị thì tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, đơn vị mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chuyển đổi chức vụ theo vị trí việc làm mới tương ứng;

b) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của cơ quan, đơn vị mà chức vụ cán bộ đang giữ ở cơ quan, đơn vị cũ thấp hơn chức vụ cán bộ dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, đơn vị mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác; các trường hợp cần thiết, có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định.

  1. Cơ quan cấp trên trực tiếp chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp sau:

a) Bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới được thành lập;

b) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó cơ quan, đơn vị chỉ có một lãnh đạo là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu;

c) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị mất đoàn kết, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan;

d) Trường hợp vì thiên tai, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác mà cơ quan, đơn vị không còn người lãnh đạo, quản lý.

  1. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu và biên bản hội nghị ở các bước trong quy trình bổ nhiệm.

  2. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

  3. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất.

  4. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, về: (i) Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; (ii) Năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất; trong đó, thể hiện rõ trong quá trình công tác nhân sự có sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có); (iii) Uy tín và triển vọng phát triển.

  5. Đánh giá, nhận xét của chi bộ, đảng uỷ cơ quan nơi công tác.

  6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.

  7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.

  8. Bản kê khai tài sản, thu nhập phục vụ công tác cán bộ theo mẫu quy định;

  9. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;

  10. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.

  11. Phiếu đánh giá, phân loại công chức, viên chức 03 năm gần nhất.

  12. Chương trình hành động/định hướng triển khai nhiệm vụ được phân công.

  13. Báo cáo thành tích nổi bật 03 năm gần nhất (Mẫu 01 kèm theo).

  14. Quyết định quy hoạch của cấp có thẩm quyền (trường hợp được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn) hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ hiện giữ (trường hợp bổ nhiệm chức vụ tương đương).

  15. Biên bản làm việc, văn bản trao đổi ý kiến (nếu có).

Last updated