80-QĐ/TW, Chương II

QUYẾT ĐỊNH 80-QĐ/TW

Chương II. PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ

Điều 4. Nội dung quản lý cán bộ

1. Phân cấp quản lý cán bộ.

2. Đánh giá cán bộ.

3. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

4. Tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ.

5. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

6. Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.

7. Kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác cán bộ và cán bộ.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý và quyết định đối với cán bộ

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện định hướng và quyết định những chủ trương, vấn đề hệ trọng về công tác cán bộ và cán bộ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trực tiếp quyết định một số nội dung trong công tác cán bộ; phân công, phân cấp cho các cấp uỷ, tổ chức đảng quyết định một số nội dung đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện Trung ương quản lý và các chức danh cán bộ khác; uỷ quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư quyết định một số khâu, nội dung trong công tác cán bộ.

3. Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công tác, sinh hoạt đảng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, trong đó có cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về phạm vi được phân cấp, uỷ quyền trong quản lý cán bộ.

4. Trường hợp một người đồng thời đảm nhiệm nhiều chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp khác nhau thì cấp quản lý chức vụ cao nhất xem xét, quyết định.

5. Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy phiếu tín nhiệm theo quy định; xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; cho từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ được phân cấp quản lý hoặc trong phạm vi được phân công phụ trách.

Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị

1. Quyết định chủ trương, chính sách về công tác cán bộ và cán bộ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

2. Trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề lớn về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để:

- Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

- Xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước khi giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê chuẩn đối với các chức danh: Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, các thành viên Chính phủ.

- Kỷ luật cán bộ và những vấn đề khác về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

3. Quyết định phân công công tác đối với Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (cả chính thức và dự khuyết). Phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

4. Chỉ định Bí thư, Phó Bí thư và Uỷ viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương. Khi cần thiết chỉ định bí thư, giao quyền bí thư hoặc giao phụ trách đảng bộ trực thuộc Trung ương.

5. Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục I, Phụ lục 1 của Quy định này. Lãnh đạo Đảng đoàn Quốc hội trong việc giới thiệu nhân sự, phê chuẩn, miễn nhiệm hoặc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

6. Quyết định phân công, phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.

7. Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ ở các ngành, các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị.

8. Uỷ quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:

- Quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định.

- Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý theo quy định (trừ các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng).

9. Uỷ quyền cho Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (trừ các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, gồm cả dự khuyết).

Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư

1. Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này.

2. Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.

3. Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ do Ban Bí thư quản lý.

4. Uỷ quyền cho các đồng chí: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:

- Quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định.

- Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý theo quy định.

5. Trách nhiệm của đồng chí Thường trực Ban Bí thư:

- Chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.

- Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng.

- Cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của các cấp uỷ trực thuộc Trung ương

1. Các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương

1.1. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố

- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định, quyết định của Trung ương về công tác cán bộ và cán bộ tại địa phương.

- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhân sự tại chỗ ứng cử các chức danh bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân; nhân sự chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, giới thiệu bầu uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ.

- Trên cơ sở quy định của Trung ương, quyết định số lượng uỷ viên ban thường vụ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ; điều chỉnh cơ cấu cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ ngoài cơ cấu cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ được xác định theo quy định của Bộ Chính trị.

- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; bầu uỷ ban kiểm tra (uỷ viên uỷ ban kiểm tra), chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ.

- Giới thiệu nhân sự ứng cử hoặc nhân sự được đề nghị chỉ định vào ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.- Giới thiệu nhân sự để hội đồng nhân dân bầu chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

- Tham gia ý kiến đối với nhân sự giới thiệu để hội đồng nhân dân bầu giữ chức phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trước khi ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ quyết định giới thiệu để hội đồng nhân dân bầu.

1.2. Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ

- Quyết định phân công công tác đối với các đồng chí uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ.

- Tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ, trưởng ban, phó trưởng ban của tỉnh uỷ, thành uỷ và tương đương; phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; trưởng đoàn, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách của tỉnh, thành phố; bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ và tương đương; bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ đảng uỷ khối trực thuộc; giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp huyện; chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp trưởng và cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh, thành phố; quyết định phê duyệt quy hoạch chức danh uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra và các chức danh khác thuộc thẩm quyền quản lý của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ theo quy định.

- Chuẩn bị nhân sự để ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố xem xét, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư giới thiệu ứng cử các chức danh: Bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, giới thiệu uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ.

- Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá, quy hoạch, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác tại địa phương. Cho ý kiến về nhân sự dự kiến điều động, luân chuyển về các địa phương, cơ quan, đơn vị và việc xét phong, thăng quân hàm cấp tướng (nếu có) khi có yêu cầu của Trung ương.

- Căn cứ quy định của Bộ Chính trị, quyết định phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp uỷ, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố (nơi không có ban cán sự đảng, đảng đoàn).

- Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và cán bộ của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong phạm vi phụ trách.- Chuẩn y hoặc uỷ quyền cho thường trực cấp uỷ chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng uỷ trực thuộc; uỷ ban kiểm tra (uỷ viên uỷ ban kiểm tra), chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra các đảng uỷ trực thuộc. Chỉ định hoặc uỷ quyền cho thường trực cấp uỷ chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, giới thiệu bầu uỷ viên ban thường vụ đảng uỷ trực thuộc; khi cần thiết chỉ định bí thư hoặc giao quyền bí thư, giao phụ trách đảng bộ trực thuộc.- Chỉ định, bổ sung, thay thế hoặc uỷ quyền cho thường trực cấp uỷ chỉ định, bổ sung, thay thế thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng một số cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các hội ở cấp tỉnh, thành phố.

- Tham gia ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ, các cơ quan, đơn vị ở Trung ương (nếu có) về đánh giá, quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, cụ thể:

+ Ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cơ quan Trung ương đối với nhân sự cấp trưởng, cấp phó thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của ngành dọc công tác và sinh hoạt đảng tại địa phương.

+ Quân uỷ Trung ương về nhân sự Tư lệnh, Phó Tư lệnh, Chính uỷ, Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; với đảng uỷ các quân khu, Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng về nhân sự chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính uỷ, phó chính uỷ bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố; Tư lệnh, Phó Tư lệnh, Chính uỷ, Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đảng uỷ Công an Trung ương về nhân sự giám đốc, phó giám đốc công an tỉnh, thành phố.

2. Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương

2.1. Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về công tác cán bộ và cán bộ trong phạm vi phụ trách.2.2. Quyết định phân công nhiệm vụ đối với Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương.

2.3. Đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm sĩ quan; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.

2.4. Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá, quy hoạch, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (trừ việc bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ, chính sách đối với một số chức danh cán bộ mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã uỷ quyền cho Ban cán sự đảng Chính phủ nêu tại Khoản 5, Điều 6 và Khoản 4, Điều 7 của Quy định này).

2.5. Căn cứ quy định của Bộ Chính trị, quyết định uỷ quyền cho ban thường vụ đảng uỷ trực thuộc và phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp uỷ trong lực lượng vũ trang.

2.6. Chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, uỷ viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra đảng uỷ trực thuộc. Chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, giới thiệu bầu uỷ viên ban thường vụ đảng bộ trực thuộc; khi cần thiết chỉ định bí thư hoặc giao quyền bí thư, giao phụ trách đảng bộ trực thuộc.

2.7. Chủ trì, phối hợp, trao đổi ý kiến với ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ về nhân sự dự kiến điều động, luân chuyển, bổ nhiệm giữ các chức vụ có cơ cấu tham gia ban chấp hành, ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, cụ thể:

- Ban Thường vụ Quân uỷ Trung ương chủ trì, trao đổi ý kiến với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về nhân sự: Tư lệnh, Phó Tư lệnh, Chính uỷ, Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Ban thường vụ đảng uỷ các quân khu, Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp, trao đổi ý kiến với ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ đối với nhân sự: Chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính uỷ, phó chính uỷ bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tư lệnh, Phó Tư lệnh, Chính uỷ, Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương trao đổi ý kiến về nhân sự giám đốc, phó giám đốc công an tỉnh, thành phố.Ban Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2.8. Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ của các cấp uỷ trực thuộc.

2.9. Ban Thường vụ Quân uỷ Trung ương xem xét điều động, bố trí, bổ nhiệm giữ chức vụ tương đương đối với các chức danh: Phó tư lệnh, phó chính uỷ quân khu; phó tư lệnh, phó chính uỷ quân chủng; phó tư lệnh, phó chính uỷ Bộ đội Biên phòng. Trường hợp dự kiến điều động, bố trí, bổ nhiệm giữ chức vụ thấp hoặc cao hơn chức vụ hiện tại thì phải trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

3. Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương

3.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định, quyết định của Đảng về công tác cán bộ và cán bộ.

3.2. Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.

3.3. Tham gia ý kiến đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý công tác, sinh hoạt đảng tại đảng bộ khối khi có yêu cầu và các chức danh cán bộ khác theo quy định.

3.4. Chỉ định, giới thiệu, chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng uỷ trực thuộc; uỷ ban kiểm tra (uỷ viên uỷ ban kiểm tra), chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra các đảng uỷ trực thuộc; khi cần thiết chỉ định bí thư hoặc giao quyền bí thư, giao phụ trách đảng bộ trực thuộc.

Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban cán sự đảng Chính phủ

1. Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định, quyết định của Đảng về công tác cán bộ và cán bộ trong phạm vi phụ trách.

2. Tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về mặt nhà nước.

3. Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá, quy hoạch, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác tại Chính phủ (bao gồm cả Bộ Quốc phòng, Bộ Công an); nhân sự chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Được Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:

- Quyết định việc tổ chức quản lý, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật hành chính, bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu, kiến nghị miễn nhiệm, kết thúc nhiệm kỳ trước thời hạn đối với cán bộ (trừ Uỷ viên Trung ương Đảng) nêu tại Mục I, Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này; quyết định giới thiệu nhân sự Đại sứ Việt Nam tại các nước để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm (trừ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý).

- Bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của các ban chỉ đạo, tổ chức khác có cơ cấu chức danh kiêm nhiệm theo quy định.

Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của Đảng đoàn Quốc hội

1. Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định, quyết định của Đảng về công tác cán bộ và cán bộ trong phạm vi phụ trách.

2. Tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.

3. Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá, quy hoạch, bố trí, phân công, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác tại Quốc hội; nhân sự chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời, cho ý kiến đối với nhân sự phong, thăng quân hàm cấp tướng khi có yêu cầu.

4. Được Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:

- Quyết định việc tổ chức quản lý, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật hành chính, bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu; kiến nghị miễn nhiệm, kết thúc nhiệm kỳ trước thời hạn đối với các chức danh cán bộ (trừ Uỷ viên Trung ương Đảng) nêu tại Mục I, Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này.- Quyết định giới thiệu nhân sự Đại sứ Việt Nam tại các nước để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm (trừ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý).

- Bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo, tổ chức khác có cơ cấu chức danh kiêm nhiệm theo quy định.

Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các quyết định của cấp trên về công tác cán bộ và cán bộ trong phạm vi phụ trách.

2. Tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp. Trên cơ sở đó, thủ trưởng cơ quan ra quyết định về mặt nhà nước.

3. Kiến nghị, đề xuất tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ của bộ, ngành thuộc quyền trực tiếp quyết định của cấp trên.

4. Chủ trì, phối hợp, trao đổi ý kiến với ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ về đánh giá, quy hoạch, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp trưởng, cấp phó của tổ chức ngành dọc công tác và sinh hoạt đảng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Ban cán sự đảng bộ, ngành phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các hội ở Trung ương

1. Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các quyết định của cấp trên về công tác cán bộ và cán bộ trong phạm vi phụ trách.

2. Tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.

3. Kiến nghị, đề xuất đánh giá, quy hoạch, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Tổ chức Trung ương

1. Là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đường lối, chủ trương, chính sách cán bộ và công tác cán bộ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, quyết định của Trung ương Đảng về công tác cán bộ và cán bộ.

2. Tổng hợp, theo dõi tình hình đội ngũ cán bộ của Đảng, trực tiếp là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý; chủ trì, phối hợp với các cấp uỷ đảng, tổ chức đảng và các ban, cơ quan của Đảng ở Trung ương giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điề

u động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng và thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.3. Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư các vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng và các cơ quan có liên quan thẩm định, thẩm tra, rà soát, xác minh thông tin liên quan đến nhân sự thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ khác theo phân cấp; đồng thời, gửi văn bản xin ý kiến Chủ tịch nước, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ đối với một số nhân sự liên quan trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách theo quy định; tổng hợp, đề xuất trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng theo dõi, kiểm tra, tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm một số chức danh cán bộ nêu tại Mục III, Phụ lục 1 của Quy định này.

6. Tham mưu chế độ, chính sách đối với cán bộ; giải quyết một số chế độ, chính sách cụ thể đối với cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

7. Hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ; trực tiếp quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ lãnh đạo, quản lý (cả đương chức và nghỉ hưu) thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Phụ lục 1 của Quy định này. Hướng dẫn thống nhất việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ; quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan đảng, tổ chức chính trị - xã hội; cơ sở dữ liệu đảng viên trong toàn Đảng.

8. Theo uỷ quyền của Ban Bí thư, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký quyết định bổ nhiệm cán bộ giữ chức danh lãnh đạo ở một số cơ quan của Trung ương Đảng.

9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác cán bộ và cán bộ định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

10. Phê duyệt quy hoạch các chức danh cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo uỷ quyền của Bộ Chính trị (trừ trường hợp nhân sự là Uỷ viên Trung ương Đảng cả chính thức và dự khuyết) và một số chức danh phải lấy ý kiến thẩm định của các ban, cơ quan đảng ở Trung ương; xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

11. Trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, chủ động phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng

1. Kiến nghị, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác tại cơ quan, đơn vị.

2. Tham gia ý kiến, thẩm định nhân sự quy hoạch, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ, tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh thuộc diện Trung ương quản lý trong phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách khi có yêu cầu (các chức danh cán bộ nêu tại Phụ lục 1 của Quy định này).

3. Kiểm tra, giám sát cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cấp dưới trực thuộc và đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ (nếu có). Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và cán bộ của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu.

4. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định kỷ luật cán bộ theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ Đảng, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương thẩm định các nội dung liên quan đến nhân sự nêu tại Khoản 2, Điều này; trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kỷ luật cán bộ.

Điều 15. Phân cấp quản lý đối với cán bộ đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu

1. Nội dung quản lý

Cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý khi đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu (trừ trường hợp đã thôi giữ chức vụ hoặc được điều động, bố trí công tác khác không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) phải được Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến về những vấn đề sau:

- Tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; thành viên lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; người đứng đầu hội và các tổ chức (không bao gồm trưởng ban vận động thành lập hội, tổ chức); làm thành viên, lãnh đạo, quản lý các tổ chức có yếu tố nước ngoài; làm chủ tịch hội đồng thành viên (hội đồng quản trị), giám đốc (tổng giám đốc) doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

- Khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

- Đi nước ngoài, tiếp khách quốc tế, trả lời phỏng vấn nước ngoài, nhận huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng của nước ngoài và các tổ chức quốc tế tặng.

2. Phân cấp quản lý

2.1. Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến đối với các chức danh sau:

- Các đồng chí nguyên: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.- Các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị.

- Các đồng chí nguyên Bí thư Trung ương Đảng.- Các đồng chí nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Các đồng chí nguyên: Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.- Đại tướng lực lượng vũ trang.

2.2. Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến đối với các chức danh còn lại trong danh mục cán bộ khi còn đang công tác thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nêu tại Mục I, Phụ lục 1 của Quy định này.

2.3. Lãnh đạo các ban đảng và cơ quan Trung ương, ban cán sự đảng, đảng đoàn, ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, cho ý kiến đối với các chức danh khi còn đang công tác do Ban Bí thư quản lý nêu tại Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này.

3. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương căn cứ Điều 15 của Quy định này để cụ thể hoá nội dung, phân cấp quản lý đối với cán bộ thuộc diện quản lý sau khi nghỉ hưu cho phù hợp.

Last updated