210-QĐ/BCSĐ - Chương II, Điều 8

Quyết định 210 - QĐ/BCSĐ

Chương II. BỔ NHIỆM CÁN BỘ

Điều 8. Thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương đối với nguồn nhân sự tại chỗ sau khi được phê duyệt chủ trương

  1. Thực hiện quy trình 5 bước bổ nhiệm cán bộ cấp phòng

a) Trường hợp đơn vị cấp phòng đáp ứng đồng thời các điều kiện: (i) có từ 07 công chức/viên chức và người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị, có thời hạn hợp đồng từ 12 tháng trở lên, (ii) có từ 02 lãnh đạo cấp phòng trở lên, (iii) có cấp uỷ cấp phòng.(i) Bước 1 - Hội nghị tập thể lãnh đạo cấp phòng (lần 1)

  • Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng.

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • Nội dung, kết quả: Như Điểm a (Bước 1), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(ii) Bước 2 - Hội nghị tập thể lãnh đạo cấp phòng mở rộng

  • Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng; người đứng đầu các đơn vị thuộc đơn vị cấp phòng (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm b (Bước 2), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(iii) Bước 3 - Hội nghị tập thể lãnh đạo cấp phòng (Lần 2)

  • Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng.

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm c (Bước 3), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(iv) Bước 4 - Hội nghị lãnh đạo chủ chốt (hoặc Hội nghị toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động)

  • Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần:

    • Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng;

    • Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên cấp phòng (nếu có);

    • Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị thuộc đơn vị cấp phòng. Trường hợp đơn vị cấp phòng không có tổ chức cấu thành thì thành phần bao gồm: toàn thể công chức (đối với tổ chức hành chính); toàn thể viên chức và người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị, có thời hạn hợp đồng từ 12 tháng trở lên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm d (Bước 4), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(v) Bước 5 - Hội nghị tập thể lãnh đạo cấp phòng (Lần 3)

  • - Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị cấp phòng (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo và cấp uỷ cấp phòng.

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • Đại biểu tham dự: Đại diện cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

  • Nội dung: Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét (bằng văn bản) của thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự; tập thể lãnh đạo và cấp ủy cấp phòng thảo luận, biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

  • Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm đ (Bước 5), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

b) Trường hợp đơn vị cấp phòng không đáp ứng điều kiện tại Điểm a, Khoản 1, Điều này.Cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ, cụ thể như sau:

(i) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (Lần 1)

  • Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có); người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • Nội dung và kết quả: Như Điểm a (Bước 1), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(ii) Bước 2 - Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng

  • Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có); người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp và người đứng đầu các đơn vị thuộc đơn vị cấp phòng (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm b (Bước 2), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(iii) Bước 3 - Hội nghị tập thể lãnh đạo (Lần 2)

  • Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có); người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm c (Bước 3), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(iv) Bước 4 - Hội nghị lãnh đạo chủ chốt (hoặc Hội nghị toàn thể cán bộ công chức, viên chức)

  • Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần:

    • Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp;

    • Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có);

    • Người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có);

    • Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên của đơn vị cấp phòng (nếu có);

    • Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị thuộc đơn vị cấp phòng. Trường hợp đơn vị cấp phòng không có tổ chức cấu thành thì thành phần bao gồm: toàn thể công chức (đối với tổ chức hành chính); toàn thể viên chức và người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị, có thời hạn hợp đồng từ 12 tháng trở lên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

  • Nội dung; nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm d (Bước 4), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

(v) Bước 5 - Hội nghị tập thể lãnh đạo (Lần 3)

  • Chủ trì: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (hoặc người được phân công, ủy quyền).

  • Thành phần: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đơn vị cấp phòng (nếu có) và cấp uỷ cấp phòng (nếu có); người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).

Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

  • Nội dung, nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn; phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm kết quả: Như Điểm đ (Bước 5), Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

  1. Cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, đề nghị bổ nhiệm cán bộ cấp phòng

(i) Sau khi thực hiện quy trình 5 bước, đơn vị cấp phòng (hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong trường hợp cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp thực hiện quy trình) hoàn thiện hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.

(ii) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ bổ nhiệm trình người đứng đầu cơ quan, đơn vị để người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp họp, xem xét về việc bổ nhiệm cán bộ.

(iii) Tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp họp, xem xét, trao đổi, thảo luận, bỏ phiếu kín về việc bổ nhiệm cán bộ.

(iv) Sau khi được tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ/cấp uỷ cùng cấp thống nhất về việc bổ nhiệm cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo (hoặc trình Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý).

  1. Xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ TTTT về nhân sự đề nghị bổ nhiệm cán bộ cấp phòng (hoặc trình Bộ trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý)

(i) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng (kèm theo toàn bộ bản sao hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ theo quy định) để cho ý kiến chỉ đạo hoặc xem xét, quyết định.Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

(ii) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ bổ nhiệm, trình Thứ trưởng phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo trước khi trình Bộ trưởng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo (hoặc quyết định bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý).

(iii) Sau khi có ý kiến phê duyệt của Bộ trưởng (đối với trường hợp cán bộ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định bổ nhiệm theo phân cấp quản lý), Vụ Tổ chức cán bộ thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản thông báo cho cơ quan, đơn vị về việc bổ nhiệm cán bộ.

  1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp phòng theo phân cấp quản lý và báo cáo kết quả về Bộ TTTT (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, giám sát.

Last updated